Blog Nha Khoa

Blog nha khoa chia sẻ cách chăm sóc răng miệng, phòng khám nha khoa uy tín ở Hà Nội, cách nhổ răng không đau, nơi làm răng sức thẩm mỹ uy tín ở Hà Nội

Những sai lầm chết người trong việc chăm sóc răng miệng

Đánh răng ngày 2 lần vẫn là chưa đủ để giúp bạn có một bộ nhá khoẻ & đẹp. Sau đây là 8 sai lầm trong việc chăm sóc răng miệng, các bạn đọc rồi tránh ra nha!

 8. Đánh răng quá mạnh

Khi chúng ta nhấn bàn chải quá mạnh, các lông bàn chải sẽ bị uốn cong và không thể loại bỏ được các mẩu thức ăn thừa. Thêm vào đó việc đánh răng quá mạnh còn gây tổn thương lợi.

7. Không chú ý đến thực phẩm tốt cho răng

 

f:id:vyummy:20180111183600j:plain

Chúng ta biết rằng ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây sâu răng. Tuy nhiên, để giữ cho răng khỏe mạnh, chúng ta cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, phốt pho và florua.

Đọc thêm: Cách nhổ răng sâu không đau

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho răng:

  • Thực phẩm giàu canxi gồm: các sản phẩm từ sữa, các loại rau quả có vỏ, cá, đậu đỗ
  • Thực phẩm giàu phốt pho: cá, ngũ cốc, các loại hạt, đậu lăng
  • Chúng ta thường nhận florua qua nước máy. Tuy nhiên, nếu bạn sống ở khu vực không có nước máy thì nên ăn các thực phẩm giàu florua như sữa, muối...

6. Không có các dụng cụ làm sạch bổ sung

Bàn chải không thể làm sạch khe răng và đó là lý do vì sao bạn cần chỉ nha khoa. Và để tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, bạn cần nước súc miệng. Bạn cũng có thể dùng “tăm nước” – một loại máy xịt tia nước vệ sinh răng miệng sau khi đánh răng.

5. Quên chăm sóc lợi (nướu)

Nếu lợi của bạn yếu và không được cung cấp đủ máu, tình trạng viêm nha chu sẽ dễ xảy ra. Khi bị bệnh này, lợi sẽ chảy máu, trở nên viêm. Lợi có thể bị tụt, gây lộ cổ răng và cuối cùng là gây mất răng. Để lợi khỏe hơn, bạn cần mát xa lợi bằng bàn chải đánh răng hoặc ngón tay. Ăn thức ăn đặc và nhai kỹ. Bạn cũng có thể súc miệng bằng nước vỏ cây sồi, trà hay nước muối. Nếu nước chảy máu, cần đi khám nha sĩ để được kê thuốc phù hợp. Nếu bạn bị cười hở lợi kém duyên thì tìm hiểu ngay phương pháp phẫu thuật cười hở lợi nhé!

4. Không lấy cao răng

Cao răng là mảng bám quanh răng hình thành từ nước bọt và thức ăn. Nó thường có màu vàng nâu và bàn chải đánh răng không có tác dụng. Những mảng bám này có thể gây ra bệnh nha chu. Mảng bám rất rắn nên chỉ có thể lấy ra bởi dụng cụ chuyên dụng tại phòng khám nha khoa. Bạn nên lấy cao răng ít nhất 1 lần mỗi năm. Nhưng nha sĩ sẽ là người quyết định số lần đi lấy cao răng trong năm của bạn.

3. Niềng răng chỉ dành cho thiếu niên

Nhiều người nghĩ rằng chỉnh nha chỉ nên thực hiện ở tuổi thiếu niên còn sau đó sẽ không còn cơ hội. Nhưng thực ra không phải vậy. Nụ cười sáng không phải là lý do chính khiến bạn phải chỉnh nha mà bởi nếu răng khấp khệnh, nguy cơ sâu răng luôn cao.

2. Chỉ nhai 1 bên

Nhai chính là động tác làm sạch răng. Vì vậy nếu chỉ nhai 1 bên, sẽ khiến bên kia dễ bị sâu răng. Ngoài ra, việc nhai 1 bên hàm sẽ làm mặt bị lệch, thậm chí ảnh hưởng đến thính giác do bên hay nhai có khối cơ khỏe và chắc hơn. Cần chú ý nhai đều cả 2 bên hàm. Đừng quên ăn các thức ăn có độ rắn nhất định như trái cây, rau cải để răng khỏe hơn.

1. Không dạy trẻ cách chăm sóc răng đúng cách

Một số bậc cha mẹ nghĩ rằng răng sữa không quan trọng vì chúng sẽ bị thay thế. Nhưng một đứa trẻ cần được học cách chăm sóc răng miệng từ sớm để hình thành thói quen tốt. Trẻ cần biết rằng quá trình đánh răng cần kéo dài 3 phút và việc đánh răng nên theo chiều dọc chứ không phải đưa ngang bàn chải. Khi răng vĩnh viễn mọc, độ khỏe của răng khi đó sẽ chưa thể “mạnh” như lúc trưởng thành vì thế trẻ rất dễ bị sâu răng. Và thói quen chăm sóc răng miệng hình thành từ khi răng sữa sẽ rất hữu ích với trẻ.

Đọc thêm: Cách nhổ răng sữa không đau

Nhổ răng khôn khi mang thai có Nên hay Không? Bác sĩ Nha khoa tư vấn đây ạ!

Chào bác sĩ nha khoa của Queen Smile! Em đang mang thai tháng thứ 4 và đang mọc một chiếc răng khôn, mỗi ngày em cảm thấy đau nhức và khó chịu vô cùng, em muốn đi nhổ bỏ lắm ạ, nhưng vẫn còn lo lắng không biết nhổ răng khôn khi đang mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi không, có nên nhổ không, nhổ răng khôn có đau không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em chứ việc mang thai đã khá mệt mỏi rồi, lại thêm đau nhức răng khôn nữa, em mệt mỏi lắm ạ!

Thu Hà, Hải Phòng

Bác sĩ Nha khoa trả lời:

Chào bạn Thu Hà! Trước tiên chúng tôi rất chia sẻ với những khó chịu bạn đang gặp phải vì chiếc răng khôn hoành hành ngay khi bạn đang bầu. Chúng tôi cũng rất vui vì bạn đã tin tưởng để gửi câu hỏi về tư vấn về tình trạng đau nhức răng khôn khi đang mang thai. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn chi tiết như sau:

Nhổ răng khôn cho bà bầu cũng được coi là một tiểu phẫu trong nha khoa, đặc biệt là đối với những răng mọc lệch, mọc ngầm, đòi hỏi nha sỹ phải là người có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

nhổ răng khôn khi đang mang thai, bà bầu nhổ răng khôn
Hãy liên lạc với các phòng khám nha khoa uy tín để được tư vấn có nên nhổ răng khôn khi đang mang thai hay không

Những phiền phức của chiếc răng khôn

Thông thường, răng khôn khi mọc sẽ gây đau nhức trong vòng 1-2 tuần. Trong trường hợp, chỗ răng khôn bị sâu hoặc có hiện tượng buốt nhói lên tận óc thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám ngay.

Đa số răng khôn số 8 đều mọc lệch hoặc mọc ngầm vì xương hàm lúc này đã phát triển ổn định, chúng chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng đã mọc trước đó mà thôi. Chính vì vị trí đặc biệt này mà răng khôn mang lại khá nhiều phiền toái cho bệnh nhân, đôi lúc còn kèm theo những biến chứng nguy hiểm. Khi răng số 8 mọc trong cùng trên cung hàm nên việc vệ sinh khá khó khăn, thức ăn tích tụ lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh sâu răng hoặc nha chu.

Không dừng lại ở nhổ răng số 8 mọc đâm sang răng bên cạnh sẽ làm cho răng bị tiêu hủy, lung lay và có thể gây ra rụng răng. Không phải trường hợp răng số 8 nào cũng cần phải nhổ bỏ nhưng đa số các bệnh nhân đều được bác sĩ nha khoa khuyên nhổ bỏ, nhất là răng số 8 mọc ngầm để loại trừ biến chứng và cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn khi mang thai cần hết sức thận trọng. Việc nhổ răng số 8 khi mang mai nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, thăm khám kỹ lưỡng có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến thai nhi.

Mẹ bầu có nên nhổ răng khôn khi đang mang thai không?

Nhổ răng khôn chỉ được tiến hành trong những trường hợp sức khỏe cho phép, không mắc các bệnh về tim mạch hay bệnh về máu. Trước khi nhổ, bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để xác định cụ thể tình trạng răng khôn như hình dạng, vị trí của răng, liệu có ảnh hưởng đến dây thần kinh hay không.

Đối với các mẹ bầu đang mang thai thì thường được khuyến cáo KHÔNG NÊN nhổ răng đặc biệt là răng khôn bởi nhổ răng nếu không thực hiện an toàn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Các tác động đến răng miệng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong thai kỳ 3 tháng đầu tiênkhi mà các cơ quan trong cơ thể bé đang phát triển và hoàn thiện dần. Chỉ những thủ thuật đơn giản trong nha khoa như lấy cao răng hay trám răng mới có thể được thực hiện trong khi mang thai nhưng vẫn cần thăm khám kỹ lưỡng trước khi tiến hành.

Tốt nhất trong giai đoạn mang thai, các mẹ không nên nhổ răng khôn khi mang thai cũng như tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau để đảm bảo an toàn cho bé. Khi răng khôn đau quá, các mẹ hãy thực hiện các biện pháp giảm đau tạm thời như dùng nước muối sinh lý ngậm và súc miệng nhiều ngày, có thể giã tỏi hoặc gừng để đắp lên phần răng khôn mọc để giảm đau. Chú ý tăng cường các loại vitamin A, C cho cơ thể. Sử dụng những thực phẩm lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, súp cùng với thịt, cá xay nhuyễn để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé.

Tạm thời trong giai đoạn bầu bí bạn nên chăm sóc vệ sinh răng miệng thật tốt và sử dụng một số cách giảm đau tạm thời, không nên sử dụng thuốc giảm đau khi không có chỉ định của bác sĩ.

bà bầu khám răng

Nhổ răng khôn không đau ở Hà Nội

Bạn muốn nhổ răng khôn không đau ở Hà Nội thì tìm hiểu tại đây nha https://nhorang.khongdau.com/

Nguồn: https://nhorang.khongdau.com/nho-rang-khon-khi-mang-thai.html

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ - Nhớ kỹ 6 nguyên tắc sau:

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ nên bắt đầu thật sớm, từ khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên (vào 6 tháng tuổi).

f:id:vyummy:20180108205532j:plain

Nên cho trẻ đi khám răng định kỳ mỗi năm (bắt đầu ngay từ lúc có chiếc răng đầu tiên). Bên cạnh đó, dinh dưỡng hợp lý đóng một vai trò quan trọng, phụ huynh nên giúp trẻ giảm tiêu thụ các loại thực phẩm có đường và thức uống có quá nhiều a-xít.

1. Cho bé làm quen với việc làm sạch miệng trước khi bắt đầu mọc răng

Sau khi cho ăn, cần nhẹ nhàng lau sạch nướu răng của trẻ bằng khăn ẩm quấn quanh ngón tay.

2. Bắt đầu chăm sóc răng cho trẻ ngay khi mới bắt đầu mọc

Một điều chắc chắn là răng sữa sẽ không tồn tại mãi, tuy nhiên nó có tầm quan trọng như răng vĩnh viễn sẽ mọc sau này. Răng sữa sẽ giữ không gian mà răng vĩnh viễn cần để có thể mọc đúng vị trí, đồng thời cũng giúp trẻ có thể nói và ăn. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng sữa là rất cần thiết.

3. Tìm kiếm những lỗ sâu răng

Dấu hiệu đầu tiên của sâu răng chính là răng ố màu. Cách tốt nhất để tránh sâu răng ở trẻ nhỏ là không bao giờ để bé đi ngủ với một chai sữa hoặc nước quả đang bú dở.

Nếu bé có thói quen đi ngủ khi đang bú bình thì sẽ không thể tẩy rửa răng của mình. Điều đó có nghĩa là những thức uống ngọt (sữa thường có chứa nhiều đường) đó sẽ bao phủ răng trẻ trong nhiều giờ đồng hồ. Nếu bé cần có bình mới ngủ yên được, bạn nên thử cho trẻ một bình chỉ chứa nước lọc.

Nếu bé bị sâu răng và cần nhổ, nhiều mẹ thắc mắc không biết nhổ răng sâu có đau không? Yên tâm đi, có phương pháp nhr răng sâu không đau nhé! Tìm hiểu phương pháp nhổ răng không đau ở đây nhé!

4. Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn

Chỉ cần một ít nước sau mỗi bữa ăn cũng có thể rửa sạch răng cho bé, loại bỏ những thức ăn thừa trong miệng.

5. Đảm bảo cung cấp đủ flour cho trẻ

Ngoài việc sử dụng kem đánh răng có flour, trẻ nên được cung cấp flour thông qua cả nước uống. Flour vô cùng quan trọng trong việc phòng chống sâu răng và thường được thêm vào thành phần của các loại nước uống vì lý do này.

6. Đưa trẻ tới nha sĩ

f:id:vyummy:20180108205622j:plain

Nhiều cha mẹ đánh đồng lần đi tới phòng khám nha khoa gặp nha sĩ đầu tiên là khi đưa trẻ tới nhổ răng. Nên đưa trẻ tới nha sĩ khi bé được khoảng 3 tuổi, trừ khi trước đó cháu bị đau răng hoặc có các vấn đề về răng miệng cần đến gặp nha sĩ. Thậm chí chuyến đi đó chỉ là để trẻ ngồi trên ghế, há miệng to và được khen ngợi về việc đã làm tốt như thế nào trong việc tự chăm sóc răng miệng của mình.